Ghi Chép Luân Hồi: Long Môn rực rỡ


Hy Vọng Hồi Gia 39 phút đọc

Con người trong xã hội hiện thực, bất luận là làm việc gì họ đều làm với một tâm truy cầu mạnh mẽ, hiệu quả tự nhiên là không tốt. Chính vì như vậy, nhiều người đã bị lừa dối, nhẹ thì mất tiền, nặng thì mất mạng. Bài viết này kể về câu chuyện xung quanh việc một người đàn ông nghèo tình cờ có được một miếng ngọc quý đem dâng tặng cho hoàng đế. Để cho thấy rằng mặc dù cuộc sống rất nghèo, nhưng vì vô tư vô cầu, cuối cùng được phúc báo. Chuyện này đối với người tu luyện mà nói cũng sẽ học được đôi điều ở trong đó..... 

Ghi Chép Luân Hồi: Long Môn rực rỡ

Tác giả: Thạch Phương Hành

[ Dịch giả: Vũ Kim Thoa]

[zhengjian.org, ngày 08 tháng 1 năm 2019]

Con người trong xã hội hiện thực, bất luận là làm việc gì họ đều làm với một tâm truy cầu mạnh mẽ, hiệu quả tự nhiên là không tốt. Chính vì như vậy, nhiều người đã bị lừa dối, nhẹ thì mất tiền, nặng thì mất mạng. Bài viết này kể về câu chuyện xung quanh việc một người đàn ông nghèo tình cờ có được một miếng ngọc quý đem dâng tặng cho hoàng đế. Để cho thấy rằng mặc dù cuộc sống rất nghèo, nhưng vì vô tư vô cầu, cuối cùng được phúc báo. Chuyện này đối với người tu luyện mà nói cũng sẽ học được đôi điều ở trong đó.

Đồng thời, vì bài viết này được viết đúng vào ngày cuối cùng của năm 2018, vào lúc sắp bước sang năm mới 2019, vì vậy tôi xin gửi lời chào tới tất cả những người lương thiện trên toàn thế giới!

Trước thời kỳ nhà Tùy - Đường, có một anh chàng nhà rất nghèo gần Y Thủy ở Lạc Dương. Năm đó anh khoảng 23 tuổi, anh có một mẹ già bị mù và một người cha già bị liệt trên giường. Vì nhà nghèo, nên anh sống cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Bởi vì nghèo đói đã tạo thành thói quen xấu nhếch nhác, bẩn thỉu và cũng vì nghèo nên anh không được đến lớp, một chữ bẻ đôi anh cũng không biết. Nhưng do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, nên anh ấy rất tốt bụng và cũng rất trượng nghĩa. 

Một ngày nọ, anh buồn phiền vì một chuyện nhỏ nhặt và nhân tiện việc đó anh đã đi bộ đến Lạc Thủy. Tình cờ anh gặp Lý Lang người ở cùng thôn đi câu cá ở đây. Bởi vì gia đình Lý Lang có việc nên anh ấy phải quay trở về nhà, nhưng vì Lý Lang vẫn còn một số mồi câu cá, nên người hàng xóm này bèn cho anh mượn cần câu để anh câu hết mồi câu cá. Anh ấy vốn chưa bao giờ câu cá và cũng không thích câu cá. Lần này, chỉ vì buồn bã trong lòng mà ngồi xuống và bắt đầu câu.

Lần thứ nhất quăng cần câu, anh câu được một số rong, quăng lần thứ hai, anh bắt được một con cá rất nhỏ, quăng lần thứ ba, anh cảm thấy rất nặng, vì vậy từ từ kéo dây câu, chờ xem khi kéo lên khỏi mặt nước, cuối cùng là một con rùa. Nhưng hãy xem con rùa này:

Cái mai to lớn đậy trên lưng

Lắc đầu vẫy đuôi túm dây câu ,

Vì sự trùng hợp, tôi gặp bạn,

Để gửi gắm ngọc ở trần ai !

Các độc giả có thể khó hiểu hai câu cuối, đừng lo lắng, mọi người sẽ hiểu rõ khi đọc bài viết này.

Anh ấy gỡ miệng rùa ra khỏi lưỡi câu và nhìn con rùa, anh nghĩ: Ta vì buồn bã mới đi đến đây, vì được hàng xóm nhờ dùng hết chỗ mồi này. Ta không mong bắt được cá, chứ đừng nói đến rùa. Con rùa này đối với ta cũng vô dụng. Mặc dù ta rất nghèo, nhưng ta không thể nhẫn tâm hại nó. Thế là, anh  bèn thả con rùa xuống nước.

Khi con rùa được thả xuống nước, nó bơi một vòng rồi quay trở lại bờ biển, và ngẩng đầu lên nói: "Tôi thấy rằng bạn có lòng tốt như vậy, tôi có thể nhờ bạn một điều không?" Anh nghe thấy giọng nói và nhìn xung quanh để tìm người nói, nhưng tìm kiếm rất lâu mà không thấy ai. Chỉ nghe tiếng con rùa nói: "Có một miếng ngọc quý trên núi Long Môn, bạn có thể tìm thấy nó và dâng nó cho nhà Vua. Đây cũng là duyên trần thế của viên ngọc bảo này." Nói xong, con rùa lắc đuôi bơi đi. Khi nghe được điều này, anh nhìn xuống nước, nhưng chỉ thấy lưng rùa đã lặn xuống sông. Anh  rất kinh ngạc, không biết là mình có nghe nhầm không, và anh muốn hỏi con rùa thêm điều gì đó, nhưng đã quá muộn.

Một lúc sau anh đã dùng hết số mồi còn lại, và quay trở về với vài con cá câu được. Anh muốn đưa cho Lý Lang tất cả số cá mà anh đã câu được, nhưng Lý Lang rất trượng nghĩa, chỉ giữ lại hai con cá nhỏ, phần còn lại đưa hết cho anh ta về nhà nấu canh cá cho bố mẹ.

Về đến nhà, anh kể với bố mẹ chuyện anh đã gặp phải điều kỳ lạ này tại Lạc Thủy. Mẹ anh nói: "Con ơi, có lẽ con rùa đó là ông trời phái xuống chính là để con hoàn thành một việc gì đó. Đừng lo cho mẹ và bố con, con hãy sớm lên đường tìm miếng ngọc đó đi, bố anh cũng nói thêm vào,  giục giã anh sớm lên đường đi tìm ngọc bảo.

Anh  giao phó cha mẹ lại cho Lý Lang là người ở cùng làng chăm sóc, và anh lên đường với một cái cuốc.

Khi đến núi Long Môn, anh nghĩ ngọn núi quá lớn, mình sẽ tìm viên ngọc đó ở đâu đây? Anh bắt đầu đi lang thang quanh đây. Cứ như vậy trong nửa tháng anh cũng không nhìn  thấy viên ngọc.

Khi anh đang buồn bã vì không thể hoàn thành được những gì con rùa giao phó, anh đột nhiên nghe thấy một tiếng kêu cứu từ xa. Anh vội vã chạy tới và chỉ thấy vài con thú đang đuổi theo một cô bé trạc 13 hoặc 14 tuổi.  Anh vung mạnh cái cuốc lên đuổi mấy con thú chạy đi.

Lúc này anh mới nhìn kỹ cô bé: chỉ  thấy cô mặc y phục màu tím nhạt, tóc rẽ hai ngôi, khuôn mặt tròn trịa rất đáng yêu

Anh nhìn kỹ cô bé khi bé đã được an toàn, rồi anh định quay người rời đi.  Bé gái nói: " Tại sao anh đến đây? ". Anh ấy bèn đem nguồn gốc của câu chuyện đến đây tìm viên ngọc nhất loạt kể lại cho cô bé nghe. Cô bé nghĩ một lúc rồi nói:" Em  nhìn thấy một viên nhưng không biết có phải viên ngọc mà anh cần tìm kiếm không?", " Xin mời đi theo em". Anh ấy rất vui và liền đi theo bé gái.

Họ cùng nhau đi đến sườn núi và tìm thấy một tảng đá lớn bên cạnh một gốc cây lớn. Bé gái vỗ vào tảng đá lớn ba lần rồi miệng đọc thần chú, và hòn đá tự động lóe sáng tách ra một bên, để lộ ra một khe lỗ nhỏ. Bé gái thò tay vào, lấy ra một hòn đá đặt vào lòng bàn tay và niệm một câu thần chú khác. Lớp ngoài của viên đá bị tróc ra, để lộ miếng ngọc quý giá bên trong. Chỉ thấy viên ngọc này:

Nâng ngọc trong tay phóng hào quang,

Long Môn rực rỡ khắp trời lành,

Vật báu cổ xưa hiển hiện ở nhân gian.

Ngũ đức chi ngọc trợ triều cương !

Bé gái đưa ngọc quý cho anh . Anh sợ mất nó, nên anh tháo miếng vải bó chân ra bọc kỹ miếng ngọc lại. Như chúng tôi đã nói trước đây, vì sự nghèo khổ cùng cực của anh ấy đã anh hình thành thói quen xấu nhem nhuốc. Miếng vải bó chân của anh ấy đã lâu không được giặt rũ, thêm nữa chân anh đổ mồ hôi nên miếng vải rất bẩn và hôi thối.

Bé gái nhìn thấy điều này cũng không tiện nói gì nhiều, chỉ nói: " Em đã giúp anh tìm thấy viên ngọc quý, chúng ta sau này sẽ có thể gặp lại đấy." Nói xong bé biến mất, không để lại dấu vết.

Anh ngẩn người ra đứng đó một lúc lâu mới định thần lại được, rồi từ từ xuống núi Long Môn và trở về nhà.

Về đến nhà anh nói với bố mẹ về chuyện đó. Và lấy ngọc bảo khoe với bố mẹ. Cha mẹ anh vừa nhìn liền thấy rằng đây quả là một vật báu quý hiếm, và họ thúc giục anh mau chóng mang nó lên kinh thành dâng tặng nhà Vua.

Ngày hôm sau anh chuẩn bị lên đường, trên đường anh gặp một người bạn tốt, người này là chủ một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Vừa thấy anh, người bạn liền kéo anh tới một quán rượu dùng bữa. Và hỏi anh ấy bận rộn những gì trong mấy ngày này, vì sao  lâu rồi không gặp anh? Anh kể lại tất cả những chuyện của mình, đồng thời lấy ra viên ngọc quý được bọc trong miếng vải bó chân để cho bạn xem. Người bạn bịt mũi để mở miếng vải bọc chân, nhìn thấy ngọc quý vô giá thì không ngừng kinh ngạc tán thán. Sau khi ăn xong, người bạn nói rằng: có một ông chủ họ Trương bán tơ lụa ở thành Nam, người đã từng nợ tôi mấy lượng bạc (thực tế người đó đã nợ bạn của anh sáu lượng bạc ròng, nhưng bạn của anh đã không muốn để anh có gánh nặng tâm lý quá lớn, và cố tình nói ít đi) Tôi biết anh không ham tiền, và tôi sẽ không tặng cho anh tiền bạc, hãy để ông ấy đưa cho anh mấy tấc lụa màu vàng, anh bọc ngọc quý bằng vải màu vàng, và anh phải biết rằng việc dâng ngọc quý cho nhà Vua luôn luôn phải đàng hoàng. Anh  nghĩ lời người bạn nói rất có đạo lý, vì vậy anh ấy đã đi đến thành Nam để tìm ông chủ họ Trương, và nói rõ lý do. Ông chủ Trương cũng là một người sảng khoái, chưa kể rằng một vài tấc lụa vàng là một cái giá bèo để trả nợ cho mấy lượng bạc.

Anh ấy dùng miếng lụa vàng gói miếng ngọc ở một nơi vắng vẻ, gói xong anh lại nghĩ, đề phòng trường hợp bất trắc, mình cứ bọc nó bằng miếng vải  bọc chân bên ngoài để tránh bị mất trên đường.

Trên đường đi, anh đã cẩn thận mang được ngọc quý đến đô thành một cách an toàn. Tại đây, anh hỏi thăm cung điện ở đâu. Có người tốt bụng nói với anh rằng anh không thể dễ dàng nhìn thấy nhà Vua đâu, nhưng nếu là phò mã thì sẽ rất dễ tiếp cận. Tình hình gia cảnh của anh như vậy ( nghèo hèn, nhếch nhác như thế) Tốt nhất là tìm phò mã để dò đường trước.

Khi đến phủ phò mã, anh đến gần người gác cổng và nói rằng mình có việc quan trọng cần gặp phò mã. Người gác cổng thấy anh ta lôi thôi nhếch nhác, liền xem thường anh ta và lạnh lùng nói: "Phò mã có việc đi ra ngoài rồi." Anh không còn cách nào khác đành cầm bảo ngọc đợi ở  bên ngoài phủ phò mã ba ngày.

Ba ngày sau, phò mã quay trở về, nhìn thấy bộ dạng của anh, liền cho người gọi anh lại hỏi rõ ngọn nguồn. Anh liền đem hết những trải nghiệm của mình và lý do đến đây trình bày tường tận cho phò mã, nhưng vì để tránh hiểu lầm, anh ấy đã không nói đó là chỉ dẫn của con rùa, mà nói là anh đã Thần sông Lạc Thủy được điểm hóa, như thế có vẻ dễ nghe hơn. Phò mã muốn kiểm tra báu vật, anh nói rằng báu vật chỉ có thể được kiểm tra bởi chính nhà Vua. Phò mã do dự một lát, lại nghĩ rằng một người như vậy có thể có báu vật gì, nhưng một suy nghĩ khác của phò mã lóa lên là không thể nhìn người chỉ dựa vào tướng mạo bề ngoài. Có lẽ anh ta thực sự có một  báu vật vô song dâng tặng. Vì vậy, phò mã đã không bắt buộc phải kiểm tra viên ngọc, và đã bẩm báo việc này lên Hoàng thượng. Khi hội triều vào mấy hôm sau, nhà vua cho mời gọi anh lên điện.

Phò mã đã ban cho anh ấy quần áo đẹp và lệnh anh đi  tắm, nhưng anh ấy kiên quyết từ chối. Lý do dường như không thể bác bỏ: "Tôi vẫn y như thế này khi câu cá ở Lạc Thủy, và thần Lạc Thủy đã đến để gửi gắm ngọc bảo, và tôi cũng trong bộ dạng như thế này khi gặp bé gái mặc y phục màu tím, và bé đã giúp tôi tìm thấy bảo ngọc, bây giờ tôi sẽ giữ bộ dạng như thế này để gặp Hoàng thượng trong buổi chầu triều này là đương nhiên. Huống hồ bảo ngọc đã được bọc mấy lớp lụa vàng, điều này đã thể hiện sự tôn trọng của tôi đối với Hoàng thượng. "Phò mã thấy rằng anh ta thực sự kiên quyết, vì vậy đã không ép anh thêm . Sáng sớm hôm sau, anh ấy tay bưng báu vật đi lên đại điện. Nhìn thấy Hoàng thượng từ xa, anh quỳ xuống.

Bởi vì văn võ trong triều ai cũng  không biết anh đang làm gì, nhìn thấy bộ dạng của anh  mọi người đã không nhịn được cười. Có cung nữ rình coi đã đem chuyện này nói tới đám cung nữ trong hậu cung, mọi người không thể không kinh ngạc.

Hoàng thượng không bao giờ ngờ rằng người dâng báu vật lại nhếch nhác như thế, với vẻ mặt không vui, lạnh lùng ông nói: "Ngươi nói có báu vật dâng tặng trẫm, mau mang báu vật trình lên đây."

Tiểu thái giám mang gói quà lên, vì lớp ngoài vẫn được quấn bằng cái bọc chân, mùi hôi vẫn rất nồng. Tiểu thái giám một tay bịt mũi, một tay từ từ mở gói quà, và khi các lớp vải bọc chân được mở ra, thái giám tiếp tục mở các lớp lụa màu vàng, và cuối cùng lộ ra miếng ngọc long lanh tỏa sáng. Khoảnh khắc mà bảo vật được mở ra, nó thực sự là:

Vô cùng chói lọi giữa đất trời

Hào quang vạn trượng hiển thập phương.

Ẩn dưới Long Môn không ai biết

Sứ mệnh đời này đã hoàn thành!

Anh tiến đến đại điện, nghe thấy văn võ bá quan đang cười nhạo anh, đồng thời thấy rằng nhà Vua đã nhận được bảo vật, anh vội quay lưng ra về (vì anh không hiểu luật lệ), Hoàng thượng theo bản năng hô to: "Dừng lại!" .Các võ sĩ cũng ngăn anh  lại. Anh lập cập ngã ngay trên điện, không ngừng khấu đầu, miệng kêu" Tiểu nhân đáng tội chết, tiểu nhân đáng tội chết!" Quần thần nhìn thấy vậy, không nhịn được họ đều cười ồ cả lên, họ cảm thấy anh này đúng là chưa biết hết cảnh đời, cũng không có triển vọng gì.

Nhà Vua nhìn thấy cũng không thể nhịn cười, ông nói nhẹ nhàng: "Ta niệm tình nhà ngươi dâng bảo vật, ta đặc biệt có ý ban thưởng cho ngươi ngàn lượng vàng, nghìn sấp gấm vóc, ruộng tốt trăm khoanh và nô bộc trăm người." Người bên cạnh nói: " nhà ngươi còn không mau quỳ xuống tạ ơn." Anh ta vừa khấu đầu vừa nói: "Gia đình thảo dân chỉ có một mẹ già bị mù lòa và một người cha già bị liệt trên giường, thảo dân đến dâng báu vật do Thần sông Lạc thủy ủy thác (anh không dám nói là do một con rùa, vì sợ phạm điều cấm kỵ của hoàng đế), nên thảo dân không dám nhận phần thưởng, thảo dân mong bệ hạ sẽ thu hồi mệnh lệnh! Nói xong anh khấu đầu van xin không ngừng, đến nỗi chảy cả máu đầu. Cảnh này đã khiến quần thần vô cùng cảm phục, họ không dám cười nhạo anh nữa.

Hoàng thượng thấy anh không nhận thưởng, chợt nghĩ ra một ý một ý tưởng và hỏi: " Ngươi năm nay anh bao nhiêu tuổi?". Anh  nói: "Thảo dân 23 tuổi." "Ta thấy rằng gia đình ngươi quá nghèo khổ, chắc chắn là chưa có lập gia đình. Nếu như có người con gái đồng ý kết hôn, cùng ngươi phụng dưỡng cha mẹ, ngươi  có bằng lòng không? " Anh nói: " tốt quá, nhưng ai có thể cưới một người như thảo dân chứ? "Hoàng thượng quay sang hỏi bá quan:" Các khanh gia có ai đồng ý gả con gái cho anh ta. " Nếu có ai đồng ý, Trẫm sẽ là chủ hôn! "

Một lát sau, một vị quan từ hàng ngũ phẩm bước ra và nói: "Thần sẵn sàng gả con gái cho anh ta." Hoàng đế ngay lập tức truyền vị quan ngũ phẩm triệu mời con gái lên điện.

Chẳng mấy chốc, vị tiểu thư đã đến, nàng khấu đầu thi lễ trước nhà Vua. nhà Vua hỏi: "Cha nàng muốn gả nàng cho người đàn ông nhếch nhác kia, nàng có bằng lòng không?" Tiểu thư nói: "Thần có thể hỏi anh ấy vài câu trước được không ạ?" Hoàng đế nói: " trẫm cho phép." Tiểu thư liền quay người lại và hỏi anh:

 "Gia đình anh sống ở đâu và  có những ai trong gia đình?" 

Anh trả lời từng câu một. Tiểu thư mừng rỡ và nói với nhà vua: "Thần bằng lòng, đây chính là người thần muốn kết hôn." 

Mọi người buồn bực, và đều hỏi: " Lẽ ra nhà nàng được coi là có địa vị nhất định, tai sao nàng không lấy vương tôn công tử, hoặc gia đình quý tộc, như vậy mới không phải lo cái ăn cái mặc" Cô gái mỉm cười nói:" Bởi vì tôi khi còn trẻ bị bệnh rất nặng, trong khi bệnh có một giấc mơ có một đạo trưởng nói với tôi: Trong tương lai, nếu con kết hôn với một người giàu có, không quá ba ngày sau con sẽ chết;  nếu con kết hôn với một người lớn lên gần sông Y Thủy, nhưng gia cảnh bần hàn và cha mẹ anh ta đều bị khuyết tật, mặc dù cuộc sống của con sẽ khó khăn, nhưng đó sẽ là một cuộc sống hạnh phúc. Sau khi tỉnh mộng thì quả nhiên không lâu có một vị đạo trưởng tới, ông đã chữa khỏi bệnh cho tôi và bảo tôi hãy ghi nhớ những gì đã xảy ra trong giấc mơ. Sau đó, tôi đã nói với bố mẹ tôi về chuyện này. Từ đó đến nay, bây giờ tôi mới gặp người này, xem ra dường như tất cả đều là nhân duyên tiền định. "

Nhà Vua cũng cảm thấy rất kỳ lạ và ông cũng rất vui, quyết định ba ngày sau sẽ tổ chức một đám cưới long trọng cho họ.

Hai người họ trở về nhà của vị quan ngũ phẩm. Ngôi nhà được giăng đèn kết hoa,  chuẩn bị tổ chức đám cưới. Vào buổi tối, anh nói với bố mẹ vợ: " Con xuất thân nghèo nàn, không biết luật lệ quan trường, và không biết nhân tình thế sự. Khi mà ở trước công chúng, nếu như có cử chỉ thất lễ, không tránh khỏi bị cười chê ; đồng thời con cũng không muốn hao phí nhân lực và tài lực làm hôn lễ, muốn xin rước vợ con về nhà trước"  Bố mẹ cô gái vốn không muốn như vậy nhưng khi thấy thái độ kiên quyết của chàng rể đành phải miễn cưỡng để họ ra về.

Trước khi họ rời đi, vị đạo trưởng trước đây đã báo mộng và chữa lành cho cô gái lại xuất hiện, ông viết một vài từ và niêm phong lại, để vị quan ngũ phẩm cất nó đi, và nói đợi thêm khoảng hai mươi năm nữa khi gặp đại sự hãy mở phong thư ra.

Thế là anh đưa tân nương về với bố mẹ. Trước khi đi, cô gái cũng mang theo một số đồ quý giá và các loại trang sức. Sau khi trở về nhà chồng cùng với anh, cô gái đã bán đồ trang sức và mua một ngôi nhà và một mảnh đất ở một nơi khác. Cả gia đình có một cuộc sống tuy đơn sơ, nhưng rất hạnh phúc!

Năm sau họ có một bé trai. Lại qua ba năm nữa, vị đạo sĩ đến tìm cậu bé,  dạy cho cậu bé võ nghệ và binh pháp. Đến năm cậu bé mười tám tuổi, cậu đã trở thành một vị tướng văn thao võ lược.

Năm đó, triều đình có biến cố, có người đã phát động một cuộc nổi loạn. Vị tướng được nhà vua phái đi đã bị quân nổi dậy đánh bại. Lúc này, vị quan ngũ phẩm đã được thăng cấp thành nhất phẩm. Ông rất lo lắng cho các vấn đề của quốc gia. Khi từ triều về nhà ông đột nhiên nhớ ra phong thư mà vị đạo trưởng để lại mười tám năm trước, ông vội vàng lấy nó và mở ra,  trong đó nói rằng nếu ông tìm thấy cháu ngoại của mình, thì sẽ bình định được phiến loạn.

Thế là ông tấu lên nhà vua, và nhà vua cho người đi tìm cháu ngoại của ông về triều. Chàng trai trẻ quả là không hổ danh, chàng rất nhanh chóng đã dẫn quân dẹp yên nổi loạn và được phong là đại tướng quân.

Vợ chồng họ vẫn sống trong cảnh nghèo khó ở nông thôn và họ không muốn theo con trai đến kinh thành để hưởng phước. Có một lần hai vợ chồng đến bên bờ sông Lạc Thủy, để hàn huyên về duyên phận trước đây của mình. Khi họ đang tâm sự, chợt nhìn thấy một cô gái khoảng 13, 14 tuổi đang đi ngang qua trước mặt. Anh cảm thấy bé gái quen thuộc và bé gái cũng mỉm cười với anh ta. Nói đùa: "Sau khi anh có con dâu, thì sẽ sạch sẽ và gọn gàng hơn!" Anh chợt nhớ ra rằng bé gái trước mặt mình là bé gái đã giúp anh tìm thấy ngọc bảo nhiều năm trước. Anh không thể hiểu nổi: " Sau bao năm như vậy rồi, mà bé chẳng lớn lên chút nào cả?" Bé  gái nói: "Hãy để em nói cho anh biết, ngọc quý vốn là một viên ngọc tuyệt đẹp ở chỗ Tây Vương Mẫu ngồi trên thiên thượng, nó rất khác với những viên ngọc khác. Nó có tác dụng trấn tà dẹp loạn. Chỉ cần là một vị minh quân, thì có thể phát huy sức mạnh của nó, điều này tốt cho việc củng cố đất nước và an cư lạc nghiệp cho bách tính. Đương kim Hoàng thượng vốn từng là một vị thần có tầng thứ rất cao trên thiên thượng. Lần này hạ thế là do kết duyên với bậc Giác Giả tương lai truyền Chính Pháp. Khi ông đi ngang qua cung điện của Tây Vương Mẫu, ông đã nhìn thấy viên ngọc tuyệt đẹp này và rất thích nó, nhưng thời gian ở hạ giới của viên ngọc chưa tới, và nó cũng không thể đồng thời cùng với  vị thần cao cấp này hạ xuống cùng lúc, còn anh thì đã gặp một số vị thần tiên. Những vị thần tiên này nghe nói rằng anh sẽ đến nhân gian để kết duyên với vị Giác Giả truyền Chính Pháp trong tương lai, nên họ cũng tới tấp muốn xuống hạ giới, một trong số họ là con trai của anh.

Em vốn là một tỳ nữ của Tây Vương Mẫu, em đã hạ giới cùng với bảo ngọc. Mặc dù em xuất hiện trước mặt anh là thân người nhưng em không ở tầng thứ của con người, cho nên dù anh có nhìn thấy em trải qua bao nhiêu năm, hình dáng của em vẫn như vậy.

Anh và vợ của anh cũng ở các tầng thứ khác nhau của thiên giới, khi mọi người nghe nói rằng sẽ có Giác Giả  truyền Đại Pháp của vũ trụ trong tương lai, vì vậy mọi người đã cùng nhau đến đây.

Để rèn luyện hai người, trước tiên an bài để anh ở trong hoàn cảnh khó khăn và gian khổ nhất trong nhân gian, để xem lòng tốt của anh có thể được duy trì trong một môi trường gian khổ như vậy không, vợ anh đã từng sống trong một môi trường tốt, thì xem chị ấy có thể coi trọng những vàng bạc lụa là đó hay không, liệu chị ấy có thể vứt bỏ chúng hay không. ... "

Đang lúc nói đến đó, đột nhiên,họ chỉ nghe thấy một giọng nói: "Mọi người đều được nhắc đến, còn tôi thì sao?" Mọi người nhìn xuống, thì ra con rùa đó đang bò lên bờ và ngẩng đầu lên hỏi.

Vào lúc này, vị Đạo trưởng xuất hiện, ông nhìn mọi người rồi cười lớn: " Con chính là một linh vật của ta và ta đã để cho con hạ giới gom thêm ít công sức. Tương lai, đến khi Đại Pháp vũ trụ hồng truyền tại nhân gian, con cũng sẽ có phúc phận. "

Sau khi nghe bé gái và Đạo trưởng nói như vậy, hai vợ chồng xuất hiện đôi chút băn khoăn: " Tìm vị Giác Giả hồng truyền Đại Pháp của vũ trụ trong tương lai ở đâu ?" Đạo trưởng suy nghĩ một lúc rồi nói: " Vị Giác giả trong tương lai hồng truyền Đại Pháp vũ trụ, vì để tạo nhân duyên, Ngài đã chuyển sinh qua rất nhiều đời khác nhau, Nếu các con đời này không gặp Ngài, không lâu sẽ xuất hiện một triều đại gọi là  triều đại nhà 'Đường'. Có một vị hoàng đế tên là Lý Thế Dân. Các con khi đó sẽ cần kết duyên với vị hoàng đế này. Chỉ có như vậy, các con mới có thể đảm bảo rằng trong tương lai, khi vị Giác Giả hồng truyền Đại Pháp của vũ trụ, các con sẽ đắc Pháp, từ đó sẽ được chân chính cứu độ." Nói xong Đạo trưởng và bé gái cùng con rùa biến mất.

Họ nghe xong dường như hiểu lờ mờ, và chỉ có thể biết gật đầu vâng lời. Họ cùng nhau ngước nhìn lên bầu trời, trên trời một đám mây lành xuất hiện dưới tia nắng óng ánh khiến bầu trời càng trở nên mỹ lệ.

Đây chính là:

Bần hàn thứ dân gặp cơ duyên.

Thần Quy hiến ngọc đắc hôn nhân,

Cuộc sống không cầu, không tư niệm

Nay đắc Đại Pháp xứng tiền duyên!

Lời kết: Nói khái quát về các nhân vật chính trong bài viết: Vua và cô gái (vợ của nhân vật chính) trong bài viết này đời này họ đã thành vợ chồng, và vị tướng văn võ song toàn 18 tuổi kia là con trai của họ trong cuộc đời này. Vợ chồng vị quan ngũ phẩm hiện đang sinh sống ở miền nam Đài Loan. Nhân vật chính đời này xuất thân hàn vi, còn có một chút thói quen lôi thôi, về mặt này anh ấy cần phải nỗ lực cải biến. Nhà vua, nhân vật chính và cặp vợ chồng quan quan ngũ phẩm trong bài viết đều đã đắc Pháp. Mặc dù bé gái và vị tướng mới 18 tuổi văn võ toàn tài chưa đắc Pháp, nhưng họ là người nhà của các học viên Đại Pháp, nên họ cũng có ấn tượng tốt về Đại Pháp.  Những năm gần đây, họ đã cung cấp phương tiện và hỗ trợ tuyệt vời cho các học viên. Những người còn lại trong bài viết có người đã đắc Pháp có người không, tôi sẽ không nói thêm chi tiết.

Ghi chú:

1. Về "Ngũ đức chi ngọc" được đề cập trong bài này, điều này rất phổ biến trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Ở Trung Quốc cổ đại, ngọc thường được so sánh với người quân tử. Dựa theo đặc điểm của ngọc, "Thuyết văn giải tự" được viết bởi Hứa Thận trong triều đại Đông Hán đã tóm tắt "ngũ đức " của ngọc là "Ngọc là một thứ đá đẹp, có ngũ đức. Ôn nhuận, nhân từ một phương. Từ vẻ bóng bẩy bề ngoài có thể biết được bên trong, đại nghĩa một phương. Tiếng trong trẻo dễ chịu, vang rất xa, trí huệ một phương. Uốn mà không gãy, dũng khí một phương. Sắc bén mà không hại người, thánh khiết một phương.” (Giải thích thì chính là Ngọc là hòn đá đẹp, nó có năm loại mỹ đức, trơn nhẵn mà ôn hòa, có thể so sánh với đặc điểm của người nhân từ, nhìn góc cạnh bên ngoài mà biết được bên trong, có thể so sánh với đặc điểm của người nghĩa sĩ, âm thanh của nó dễ chịu và vang xa, là đặc điểm của người trí sĩ, nó không uốn lượn, nếu uốn thì sẽ gãy, là đặc điểm của người dũng sĩ, nó sắc bén nhưng không hại người, là đặc điểm của người liêm khiết)

2. Cần phải nhấn mạnh rằng: bẩn và lôi thôi đối với  mọi người trong xã hội văn minh mà nói, đều không phải là chuyện tốt, dù giàu hay nghèo, đều không nên phát triển thói quen này.

3. Vào thời đó, triều đại thay đổi thường xuyên, thời gian ổn định ít, đối với viên ngọc này, kẻ chiếm đoạt được viên ngọc rất kiêng kị, vì vậy khi triều đại thay đổi, viên ngọc này đã bị chìm vào dòng sông Vị Thủy, và những câu chuyện về miếng ngọc này cũng như con người và sự việc liên quan đến nó đều đã bị mất dấu tích trong sử sách.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/248903