Truyền thuyết về lễ mừng năm mới


Ngọc Minh 12 phút đọc

Theo truyền thuyết, vào thời cổ đại, có một con quái vật tên là "Niên", nó có đầu và râu dài, và sự hung dữ dị thường. "Niên" sống dưới đáy biển trong nhiều năm và leo lên bờ vào mỗi đêm giao thừa, để nuốt chửng súc vật và làm tổn thương mạng người.

Truyền thuyết về lễ mừng năm mới

Sử Kha chỉnh lý

[Chanhkien.org ngày 31 tháng 1 năm 2003]

Lễ mừng năm mới của Trung Quốc là lễ mừng tuổi đầu năm trong lịch pháp Trung Quốc, thường được gọi là "lễ mừng năm mới". Đây là lễ hội truyền thống long trọng và náo nhiệt nhất trong dân gian Trung Quốc. Trước ngày đầu tiên của tháng giêng, có các nghi thức cúng Ông Táo, cúng tổ tiên v.v. trong đó có nghi thức như mừng tuổi cho trẻ nhỏ và nghi lễ đi chúc tết bạn bè người thân, nửa cuối tháng giêng là tết Nguyên Tiêu, khi đó đèn lồng treo khắp phố, du khách lườm lượp, sau tết Nguyên Tiêu, năm mới của Trung Quốc mới chính thức được tính là kết thúc.

Lịch sử năm mới của Trung Quốc có từ rất lâu đời. Nó bắt nguồn từ  hoạt động tổ chức lễ tế Thần lúc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới trong thời kỳ Ân Thương. Các loại truyền thuyết liên quan về nó cũng có rất nhiều.

Truyền thuyết về quái thú tên “Niên”.

Theo truyền thuyết, vào thời cổ đại, có một con quái vật tên là "Niên", nó có đầu và râu dài, và sự hung dữ dị thường. "Niên" sống dưới đáy biển trong nhiều năm và leo lên bờ vào mỗi đêm giao thừa, để nuốt chửng súc vật và làm tổn thương mạng người. Do đó, vào mỗi đêm giao thừa này, mọi người dìu dắt người già và trẻ nhỏ chạy trốn lên núi sâu để tránh bị nó làm tổn thương.

Có một năm giao thừa, người dân trong một ngôi làng đang dìu dắt già trẻ lên núi tránh nạn. Từ bên ngoài làng có một ông lão ăn xin đi đến, chỉ thấy tay ông chống gậy, tóc bạc, mặt hồng hào, tinh thần khỏe khoắn, phong thái bất phàm.

Những người cùng quê đang bận rộn đóng gói hành lý của họ, một số bận rộn dắt bò lùa dê, đó là một cảnh tượng hoảng loạn vội vã. Lúc này, không ai quan tâm chú ý đến ông lão ăn xin.

Chỉ có một bà già tốt bụng ở đầu phía đông của ngôi làng đã cho ông lão một ít thức ăn và khuyên ông lên núi để tránh con thú "Niên". Ông lão kia nói: "Nếu bà cho phép tôi ở lại qua đêm trong nhà bà, tôi nhất định sẽ đem con thú "Niên" đuổi đi”.

Bà lão nghĩ rằng ông già đang đùa, và bà cứ tiếp tục thuyết phục ông lão lên núi, ông lão ăn xin lắc đầu không chịu rời đi. Bà lão không còn cách nào khác là phải bỏ nhà và tự mình lên núi để lánh nạn.

Vào nửa đêm, con thú "Niên" đột nhập vào làng. Nó phát hiện tại nhà của bà lão ở đầu thôn phía đông, trên cửa nhà có dán tờ giấy đỏ thẫm, trong phòng nến thắp sáng trưng. "Niên" hướng về phía ngôi nhà của bà lão gầm gừ một lát, nó lập tức điên cuồng nhảy bổ nhào qua. Khi nó đến gần cửa nhà, trong phòng đột nhiên một tiếng sét nổ "đoàng đoàng" vang lên, toàn thân “Niên” run rẩy, nó lại không dám lại gần ngôi nhà nữa.

Hóa ra con thú "Niên" sợ màu đỏ, lửa và tiếng nổ mạnh. Lúc này, cánh cửa nhà của bà lão mở rộng và một ông lão lớn tuổi mặc áo choàng đỏ đang chiến đấu trong sân. "Niên" quay người và bỏ trốn trong sự kinh hoàng.

Ngày thứ hai là ngày mồng một của tháng giêng, và những người trở về sau khi đã đi tránh nạn đã rất ngạc nhiên khi thấy ngôi làng bình yên vô sự. Lúc này, bà lão mới bừng tỉnh hiểu ra và  hướng tới bà con hàng xóm kể rõ lời hứa của lão ăn xin.

Bà con hàng xóm cùng nhau chạy đến nhà bà lão và chỉ thấy tờ giấy đỏ thẫm dán trên cửa nhà bà. Một bó pháo nổ chưa cháy hết vẫn đang nổ “đùng đoàng” trong sân. Một vài ngọn nến và đèn cầy đỏ rực vẫn đang phát sáng trong nhà ...

Bà con hàng xóm nhao nhao hớn hở cùng nhau thay quần áo và mũ mỡi, và nói những lời thăm hỏi đến những người thân và bè bạn, họ ăn mừng vì đã vượt qua được ngày may mắn này. Như vậy mọi người đều đã biết phương pháp xua đuổi con thú tên "Niên" để đón bình an cho đến tận ngày nay.

Kể từ đó, hàng năm vào đêm giao thừa, mọi nhà đều treo những câu đối màu đỏ và châm ngòi đốt pháo, nhà nhà đều thắp nến sáng trưng, chờ đợi để thêm tuổi mới. Sáng sớm ngày đầu tiên, mọi người còn cần đi hỏi thăm sức khỏe bạn bè người thân. Phong tục này đã lan truyền ngày càng rộng rãi và trở thành lễ hội truyền thống long trọng nhất của dân gian Trung Quốc.

Cách nói về việc khai sáng ra lịch pháp vạn niên

Tương truyền, cách đây rất lâu, một chàng trai trẻ tên là Vạn Niên đã thấy rằng thời tiết lúc đó rất hỗn loạn và anh đã nghĩ cách làm thế nào để xác định tiêu chuẩn cho thời tiết. Có một ngày, anh lên núi chặt củi, và khi ngồi dưới bóng cây để nghỉ ngơi, anh nhìn thấy sự chuyển động của bóng cây, và anh được truyền cảm hứng để thiết kế ra một dụng cụ đo tính thời gian dựa theo hình ảnh đổ bóng của mặt trời. Tuy nhiên, dụng cụ này phụ thuộc vào bóng của mặt trời và nó sẽ dùng không tốt trong những ngày mưa dầm và sương mù. Sau đó, từ những giọt nước suối trên vách đá đã khiến anh lại nảy ra linh cảm là dùng tay làm ra chiếc đồng hồ cát có 5 tầng. Sau đó, anh phát hiện rằng cứ sau 360 ngày, độ dài ngắn của thời gian sẽ được lặp lại một lần.

Quốc Quân ( quân vương đứng đầu một nước)  lúc đó được gọi là Tổ Ất, và thời tiết gió mây khó lường khiến ông rất buồn khổ. Sau khi Vạn Niên biết điều đó, anh đã mang dụng cụ đo bóng mặt trời và đồng hồ cát đi gặp Hoàng Thượng và giải thích đạo lý mà mặt trời và mặt trăng vận hành  với Tổ Ất. Tổ Ất đã rất vui sau khi nghe điều này, thế là ông đem mời Vạn Niên ở lại, ở trước thiên đàn ( đài tế lễ Trời) ông cho xây dựng đài nhật nguyện ( trạm quan sát mặt trời, mặt trăng), đài đo bóng mặt trời cùng cái đình chứa đồng hồ cát . Tổ Ất nói với Vạn Niên: " hy vọng ngươi có thể xác định chính xác quy luật của mặt trời và mặt trăng, tính toán chính xác thời gian buổi sáng và buổi chiều, sáng tạo ra lịch pháp, tạo phúc cho lê dân bách tính trong thiên hạ"

Vạn Niên đem lịch pháp khắc trên vách đá bên cạnh thiên đàn:

Nhật xuất nhật lạc tam bách lục,
Chu nhi phục thủy tòng đầu lai.
Thảo mộc khô vinh phân tứ thì,
Nhất tuế nguyệt hữu thập nhị viên.

Tạm dịch: 

Mặt trời mọc, lặn 360 ( ngày đêm)
Vòng đi vòng lại hết một vòng
Cây cỏ khô héo phân thành bốn mùa
Một năm có 12 tháng tròn trịa.

Có một ngày Tổ Ất tự mình leo lên đài nhật nguyệt để thăm hỏi Vạn Niên, Vạn Niên chỉ vào thiên tượng, anh nói với Tổ Ất: “hiện tại chính là tròn 12 tháng, năm cũ đã hết, xuân mới bắt đầu, thỉnh mời Quốc Quân xác định ra lễ tiết”. Tổ Ất nói: “ Xuân là đầu năm, vậy gọi là tiết xuân nhé”. Sau đó, Vạn Niên trải qua thời gian quan sát, suy tính tỉ mỉ lâu dài, ông chế định ra lịch pháp chuẩn xác, khi ông đem lịch pháp dâng lên cho Quốc Quân kế nhiệm lúc đó, ông đã tóc bạc đầy đầu, Quốc Quân vì để kỷ niệm công lao và thành tích của Vạn Niên, liền đem lịch vạn pháp này đặt tên thành “lịch vạn niên”, ông phong cho Vạn Niên là Nhật Nguyệt Thọ Tinh, sau này mọi người tại lễ mừng năm mới thường treo lên bức tranh Thọ Tinh, nghe nói là vì để tưởng nhớ Vạn Niên năm ấy. Các ngày lễ này liền gọi là ngày lễ năm mới của Trung Quốc.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/20241

Đăng ngày:04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.