Sự Gợi Ý Của Loạt Dự Ngôn Hoa Tường Vy - Các Thế Kỷ (2): Bí Mật Phù Hiệu Kí Tự Chữ Vạn 卍 Hình Hoa Tường Vy


Hy Vọng Hồi Gia 16 phút đọc

Trong hàng ngàn năm qua, con người đã luôn tìm kiếm nơi chốn của họ trong mê mờ. Tín ngưỡng cổ xưa đối với Thần Phật đã mang lại cho mọi người sự gợi ý và câu trả lời. Một công pháp lặng lẽ đã được truyền xuất ra ở Trung Quốc vào năm 1992, và thu hút 100 triệu người bước vào tu luyện. Họ có các động tác căng trùng, cùng với việc lấy “Chân Thiện Nhẫn” làm tâm pháp chỉ đạo, họ cũng có tư thế ngồi đả tọa, là tư thế ngồi song bàn của người phương Đông cổ xưa. Có năm phù hiệu chữ vạn 卍 trong môn tu luyện Pháp Luân Công của họ. Vậy những phù hiệu chữ vạn 卍 đó đại diện cho điều gì?

Sự Gợi Ý Của Loạt Dự Ngôn Hoa Tường Vy -  Các Thế Kỷ (2): Bí Mật Phù Hiệu Kí Tự Chữ Vạn 卍 Hình Hoa Tường Vy

Tác giả: Lục Văn

 [Zhengjian.com ngày 12 tháng 12 năm 2016]

Bài viết này trước tiên xin nói về một biểu tượng phù hiệu chữ vạn 卍, đó là đầu mối quan trọng trong loạt bài viết này. Tác giả đã tham khảo một số bài viết trên mạng để viết xuống bài viết này, và mong cùng được độc giả khám phá những bí ẩn của hình chữ vạn 卍 thần bí này.

Từ xưa đến nay, các biểu tượng thần bí đã đồng hành cùng nhân loại trong suốt bề dày lịch sử lâu dài của nó. Nó thường xuyên xuất hiện nhiều lần trên hành tinh của chúng ta và đóng một vai trò rất quan trọng. Trong khảo cổ học của nhân loại, nhiều di tích văn hóa với hoa văn hình " chữ vạn 卍" đã được tìm thấy. Các nhà khảo cổ giật mình kinh ngạc và ngắm nghía chăm chú vào những biểu tượng bí ẩn đã kéo dài hàng ngàn năm với trăm mối tơ vò trong trí tưởng tượng của họ... Làm thế nào mà tổ tiên chúng ta nhận ra biểu tượng này?  Họ mang theo tâm huyết như thế nào khi viết ra những văn tự thần bí này?

Ký tự Chữ vạn 卍 ở Trung Quốc được nhẩm là "10.000", nó còn được gọi là phù hiệu chữ vạn 卍 và trong tiếng Nhật nó được gọi là mạn ký (man ji). Trong tiếng Anh nó được gọi là Swastika, và trong tiếng Phạn nó được gọi là Srivatsa, và được dịch là "biển mây mang đến những điềm lành", có nghĩa là "nơi tụ hội của may mắn, cát tường".

Nhắc đến phù hiệu chữ Vạn, những người trong Phật giáo không hề cảm thấy lạ lẫm: đó là phù hiệu của Phật. Nhưng cũng có người lập tức nghĩ đến Đức quốc xã. Trong chiến tranh thế giới thứ II Hitler đã sử dụng ký tự chữ vạn làm biểu tượng của Đức quốc xã. Rõ ràng, hắn đã ăn trộm kí hiệu biểu tượng này. Vì kí hiệu phù hiệu chữ vạn đã có lịch sử từ lâu đời, Hitler mới chỉ xuất hiện cách đây từ vài thập kỷ trước. Đức quốc xã lấy hình chữ vạn ngược và màu sắc màu đen làm tiêu chí. Mà phù hiệu chữ vạn thông thường là màu vàng kim.

Những khám phá khảo cổ cực kỳ có giá trị

Nhân loại đã phát hiện trong khảo cổ học rằng niên đại sử dụng của biểu tượng chữ vạn đã vô cùng xa xưa.  Sớm nhất ở Trung Quốc có văn hóa Bành Đầu Sơn, nó có từ 9.000 năm trước trong thời đại đồ đá mới. Một chiếc đĩa gốm mỏ chim xuất hiện biểu tượng hình chữ vạn 卍 ở Trung Quốc được khai quật từ di chỉ Mỗ Độ thuộc tỉnh Chiết Giang, nó có cách đây khoảng 6900 năm. Các loại đồ gốm có phù hiệu chữ vạn được khai quật ở lò gốm Mã Gia, Mã Hán v.v thuộc khu vực Cam Thanh có niên đại hơn 4000 năm.

Các ký tự chữ vạn được phân bố rộng rãi trong các di chỉ thời Trung Quốc cổ đại. Ví dụ: văn hóa hầm lò Mã Gia ở Cam Túc và Thanh Hải, văn hóa Tiểu Hà  Duyên ở vùng Nội Mông, văn hóa Bành Đầu Sơn và văn hóa Cao Miếu ở Hồ Nam, văn hóa Hà Mỗ Độ ở Chiết Giang v.v. Điều này cho thấy tổ tiên của người Trung Quốc cổ đại không xa lạ gì với biểu tượng chữ vạn này.

Khoảng 5.000 năm trước phù hiệu chữ vạn đã trở lên phổ biến trong văn hóa Sumer ở châu Âu vào thời đại đồ đồng. Với tư cách là biểu tượng trang trí, chúng có thể được tìm thấy cả trong nghệ thuật Cơ Đốc giáo sơ khai lẫn nghệ thuật Byzantine cổ đại. Người Hy Lạp và người Trojans đã từng sử dụng phù hiệu chữ vạn rộng rãi. Các di chỉ Hy Lạp cổ đại cũng đã nhiều lần tìm thấy phù hiệu chữ vạn được khắc trên các tượng thần hoặc các dụng cụ.

(bức tranh: chiếc bình di tư ngũ cốc Alte khai quật ở Hy Lạp ước khoảng 2700 năm trước)

Dấu vết của phù hiệu chữ vạn đã được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại, La Mã cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Mesopotamia ở Tây Á, Scotland, Anh, Ireland, Scandinavia, thổ dân da đỏ châu Mỹ và các nền văn minh Maya ở Nam Mỹ. 

Sự xuất hiện của phù hiệu chữ vạn đã trở thành một hiện tượng văn hóa phổ quát, nó được phân bố rộng rãi trên tất cả các nhóm dân tộc. Phù hiệu chữ vạn của nhân loại được phát hiện sớm nhất cho đến nay là được vẽ trên các bức tường đá trong các hang động, nó có khoảng từ 14.000 năm về trước. Người ta ước tính rằng các vật tổ bí ẩn gần giống đồ hình chữ vạn 卍 được tìm thấy ở vùng núi của Ý, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã có cách đây hơn 10.000 năm tuổi.

Hình ảnh: các vật tổ bí ẩn gần giống đồ hình chữ vạn 卍

Tôn giáo và văn hóa tu luyện

Sự xuất hiện của biểu tượng chữ vạn 卍 có liên quan mật thiết đến tôn giáo. Theo Phật giáo, phù hiệu chữ vạn 卍 là một trong 32 đại nhân Tướng của Phật Đà và chữ vạn 卍 đại diện cho Đức Phật Đà trong thể hệ Phật gia, còn trong các tôn giáo cổ đại ở Ấn Độ khác thì tin rằng phù hiệu chữ vạn 卍 đại diện cho vị thánh nhân thứ bảy của họ.

Theo truyền thống, ký tự phù hiệu chữ vạn 卍 được viết bằng tay trái và tay phải. Trong Phật giáo Tây Tạng, họ lấy xoáy phải của phù hiệu chữ vạn 卍 làm chuẩn mực, trong khi ở vùng đất người Hán lại lấy xoáy trái của phù hiệu chữ vạn 卍 làm chuẩn mực.

Một số nhà khảo cổ học tin rằng các dân tộc Ấn-Âu cổ đại là những dân tộc tín Thần và họ đã mang tín ngưỡng của họ đến nhiều nơi khác nhau trong quá trình di cư của họ. Các phù hiệu chữ vạn 卍 của Mesopotamia và Hy Lạp cổ đại có thể là dấu ấn văn hóa của các dân tộc Ấn-Âu cổ đại. Bộ lạc xâm chiếm Ấn Độ đã mang theo đức tin của họ, đó là Đạo Bà La Môn nguyên thủy, và Đạo này cũng có mang theo phù hiệu chữ vạn 卍.

Sau khi Đạo Bà La Môn đi vào thời kỳ mạt pháp, Phật giáo của Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu truyền xuất ra ở Ấn Độ và sau đó truyền nhập vào Trung Quốc. Cùng với sự truyền bá của Phật giáo, phù hiệu chữ vạn 卍 cũng được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Điều đáng chú ý là trước khi Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc, phù hiệu chữ vạn 卍 đã được sử dụng trước đó ở nơi đây. Và thậm chí nó còn xuất hiện sớm hơn nhiều so với khi Phật giáo truyền xuất vào đây. Điều này cho thấy phù hiệu chữ vạn 卍 không phải là phù hiệu chỉ có trong Phật giáo.

Trong khảo cổ học phương Đông và phương Tây, nhiều bức tượng, bích họa, đồ trang trí kiến ​​trúc và các di tích văn hóa khác cũng có sự xuất hiện của phù hiệu chữ vạn 卍. Đây là một hiện tượng rất phổ biến trong văn hóa và nghệ thuật tôn giáo của cả phương Đông và phương Tây. Phù hiệu chữ vạn 卍 dường như là đại diện và làm tiêu chí cho Thần Phật.


(Ảnh: tư thế ngồi song bàn của người phương Đông cổ xưa). 
Mọi người khi nhìn thấy nhiều bức tượng về các vị Thần, Chư Phật và Bồ Tát trong tư thế đả tọa. Đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, hầu hết Họ đều ngồi thiền định. Đây là một thực tế thường thấy trong những người tu luyện ở Trung Quốc. Như vậy phù hiệu chữ vạn 卍 phải chăng là đại diện cho một loại văn hóa tu luyện?

Phù hiệu chữ vạn 卍 bước vào dân gian biểu tượng cho sự may mắn, cát tường.

Cùng với sự truyền bá rộng rãi của tín ngưỡng tôn giáo, phù hiệu chữ vạn 卍 cũng đã được sử dụng rộng rãi trong dân chúng và trở thành biểu tượng của sự may mắn và cát tường. Người da đỏ ở châu Mỹ đã sử dụng phù hiệu chữ vạn 卍 trong dệt thảm và phục sức truyền thống. Vào thời đại nhà Thanh ở Trung Quốc, phù hiệu chữ vạn 卍 liên tục xuất hiện tạo thành đồ án cát tường “vạn bất đoạn”. Khi em bé sơ sinh tại Đài Loan đầy tháng, các người lớn tuổi của nhà gái thường thêu lên quần áo  phù hiệu chữ vạn 卍 để chúc phúc cho em bé sẽ được các vị Thần Phật ban phước bình an khi bé lớn lên.

Điều con người kỳ vọng và khao khát từ lâu

Nhân loại đã tìm thấy trong khảo cổ học nhiều di tích văn hóa đã được chôn cất  cùng với người chết, nhưng những vật thể được khai quật này lại có chứa phù hiệu chữ vạn 卍 trên đó. Phù hiệu chữ vạn 卍 giống như một biểu tượng thiêng liêng, có vẻ nó sẽ rất không phù hợp khi bị đặt trong các ngôi mộ. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra? Có vẻ nó đại diện cho mong muốn trở về ngôi nhà trong tương lai của người đã khuất?

Được khai quật trong Bảo tàng Louvre và tại Nghĩa trang Susa, chiếc bát lớn Mesopotamia có khoảng từ 6.000 năm trước là một trong những đồ vật tang lễ của người Sumer cổ đại, phía trên nó có hai phù hiệu chữ vạn 卍 có hướng khác nhau.

Một vò gốm đựng xương người ở Ấn Độ cổ đại được khai quật tại Nam Mỹ, nó mô tả hình dạng giống con người đang vui sướng, và trên các mặt của vò gốm cũng được trang trí hai phù  hiệu chữ vạn 卍, dường như nó thể hiện cho niềm vui nơi chốn an nghỉ trong tương lai.

Điều đặc biệt đáng chú ý là một vò gốm chim trĩ hai tai được khai quật từ đảo Sila mô tả một đồ hình như sau: một đội ngũ đưa tang, với ba phù g hiệu chữ vạn 卍 rõ ràng xuất hiện trước linh cứu của người quá cố, nó dường như đại biểu cho ý nghĩa dẫn đường. Phù hiệu chữ vạn 卍 đại biểu cho nơi quay về tốt đẹp cuối cùng, là nơi con người hướng về thiên quốc.


Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là trong bộ lạc Hoắc Bỉ ở Ấn Độ cổ đại, một dòng chữ khắc trên khối đá được gọi là "hòn đá tiên tri" (được cho là có lịch sử hơn 10.000 năm trước) người ta cũng tìm thấy dấu vết phù hiệu chữ vạn 卍. Đây là lời tiên tri nổi tiếng của người Hoắc Bỉ: Một bánh xe tròn mang theo phù hiệu chữ vạn 卍 đang tỏa sáng tứ phía, và rất nhiều người bắt chước động tác của đại nhân. Chữ khắc trên đá này dường như thể hiện một số bí ẩn liên quan đến chữ vạn và bánh xe tròn.

Trong hàng ngàn năm qua, con người đã luôn tìm kiếm nơi chốn của họ trong mê mờ. Tín ngưỡng cổ xưa đối với Thần Phật đã mang lại cho mọi người sự gợi ý và câu trả lời. Một công pháp lặng lẽ đã được truyền xuất ra ở Trung Quốc vào năm 1992, và thu hút 100 triệu người bước vào tu luyện. Họ có các động tác căng trùng, cùng với việc lấy “Chân Thiện Nhẫn” làm tâm pháp chỉ đạo, họ cũng có tư thế ngồi đả tọa, là tư thế ngồi song bàn của người phương Đông cổ xưa. Có năm phù hiệu chữ vạn 卍 trong môn tu luyện Pháp Luân Công của họ. Vậy những phù hiệu chữ vạn 卍  đó đại diện cho điều gì?

Bài viết tham khảo:

[1] "chữ vạn nhân vật bí ẩn" Tác giả: Chu đáo
[2] "dấu chân lịch sử" chữ vạn "nhân vật" Tác giả: Thanh Viễn

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/155903