Loạt bài truyền thuyết dân gian: Truyền thuyết về bàn cờ đá


Ngọc Minh 7 phút đọc

Có một tòa núi lớn ở núi Tứ Minh thuộc phía đông tỉnh Chiết Giang, được gọi là Kỳ Bàn Sơn ( núi bàn cờ). Đỉnh núi cao vút lên tận mây xanh và được bao quanh bởi những đám mây trắng.

Tác giả: Vũ Quang

[Chanhkien.org ngày 22 tháng 5 năm 2005]

Có một tòa núi lớn ở núi Tứ Minh thuộc phía đông tỉnh  Chiết Giang, được gọi là Kỳ Bàn Sơn ( núi bàn cờ). Đỉnh núi cao vút lên tận mây xanh và được bao quanh bởi những đám mây trắng. Đỉnh núi được phủ tuyết trong hơn nửa năm. Ở một mặt của mỏm núi đá là vực thẳm sâu vạn trượng và có một thác nước chảy thẳng từ trên xuống dưới như một sợi dây xích trắng. Vì có tuyết tan, thác nước chảy liên tục quanh năm. Những cây thông cổ trên đỉnh núi cao vút và thẳng đứng. Trên mặt tảng đá tựa như có ai đó lấy nước uống trà và sống ở đây. Mỗi nồi nước để nấu ăn, muỗng gỗ để đựng nước và bát lớn, những vật dụng này đều được khảm trên mặt đá cực lớn, có một bàn cờ cho người cổ đại chơi cờ ở giữa tảng đá, và có những chiếc ghế đá ở hai bên có thể ngồi, nhưng những chiếc ghế đá này được tạo ra một cách tự nhiên, chứ không phải được chạm khắc nhân tạo. Vì vậy mà nơi đây được gọi là Kỳ Bàn Sơn ( Bàn Cờ Đá).

Ai đã lưu lại những dấu vết của đời sống con người trên một đỉnh núi cao như vậy? Có một truyền thuyết rất xinh đẹp ở đây. Từ xa xưa đến nay, người dân sống hàng trăm dặm chung quanh đây, hầu như ai ai cũng đều biết truyền thuyết này.

Khi màn đêm buông xuống, ánh trăng sáng trên bầu trời lấp lánh giống như dáng dấp của thiên nga. Bàn cờ đá tựa như gần với mặt trăng trong gang tấc. Vào thời khắc yên ắng, có các vị Thần Đông Hải, Thần Nam Hải v.v. các loại Thần Tiên giẫm trên những đám mây lành lần lượt đi tới bàn cờ đá. Một số vị thần bắt đầu đun nước và pha trà, một số đàm luận về chuyện xưa đến nay, và một số bắt đầu ngồi bên bàn cờ và chơi cờ.

Vào lúc này nhạc tiên vang vọng giữa không gian vũ trụ rộng lớn, náo nhiệt vô cùng, Hằng Nga nương nương trên cung điện Quảng Hàn cũng đến tụ hội cùng với các vị Thần Tiên, các tiên nữ trong cung trăng nhẹ nhàng nhảy múa  theo điệu múa nghê thường, lúc này sự tụ hội của các vị Thần Tiên cũng hướng đến cao trào nhất. Khi mặt trời mọc lên ở phương đông, các vị Thần Tiên vung tay áo cáo biệt , họ hẹn nhau lần tới lại tụ hội, Hằng Nga cũng dẫn theo các tiên nữ hồi cung trăng. Truyền thuyết tươi đẹp này mang đến cho dân chúng nơi đây niềm khao khát vô hạn, mỗi khi trăng sáng long lanh, mọi người vọng ngước Bàn kỳ Sơn, họ khát vọng được thấy phong thái của các vị Tiên, tuy là ước vọng không thành hiện thực, nhưng dưới màn đêm mỹ hảo thánh khiết có vô số người từng mấy lần hướng tới Thần, để tịnh hóa tâm linh.

Sau khi lịch sử tiến nhập vào thời đại không còn tin Thần nữa, mọi người bắt đầu tôn sùng vật chất, đạo đức xuống dốc bại hoại, bất kính thần linh. Dân chúng ở địa phương bắt đầu phá núi chặt cây, khai thác mỏ đá, Kỳ Bàn Sơn mỹ lệ đã không còn tồn tại nữa, Tiên nhân trong tâm mọi người mất đi không thể phục hồi lại nữa

Người ta nói rằng người quản đốc không tin vào Thần đã tham gia vào vụ khai thác mỏ đá năm đó đã bị ác báo và mắc bệnh nan y mà chết. Hầu như tất cả những người tham dự vào vụ nổ khai thác đá đều bị đứt tay gãy chân và họ đã bị tàn tật suốt đời. Tín ngưỡng đối với Thần Phật khiến cho người ta tin tưởng vạn vật đều có linh, khiến họ hiểu được việc bảo vệ hoàn cảnh tự nhiên. Tôn trọng hết thảy những gì mà Thần sáng tạo, gồm cả nhân loại cùng tự nhiên, đó mới là sự chịu trách nhiệm thật sự của con người đối với sinh mệnh của bản thân, đó mới là điều tốt đẹp thực sự cho chính mình.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/32437

Đăng ngày:04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Truyền thuyết dân gian

Bài liên quan