Loạt truyền thuyết dân gian: Truyền thuyết về tấm bia đá “Hoa Mai”


Ngọc Minh 10 phút đọc

Người ta nói rằng trong những năm trước kia, tại vùng Lâm An có lõa Thạch Tượng khéo tay, kỹ nghệ điêu luyện, các tác phẩm của ông vang danh 3 phủ Hàng, Gia, Hồ.

Tác giả: Phúc Chính

[Zhengjian.org ngày 17 tháng 7 năm 2005]

Người ta nói rằng trong những năm trước kia, tại vùng Lâm An có lõa Thạch Tượng khéo tay, kỹ nghệ điêu luyện, các tác phẩm của ông vang danh 3 phủ Hàng, Gia, Hồ.

Một ngày, tại dưới chân núi Nam Sơn, lão Thạch Tượng phát hiện một khối đá sáng óng ánh, khối đá kia dường như phản chiếu bóng dáng của một bóng cây. Lão Thạch Tượng nghi ngờ mình bị hoa mắt, lão liền dụi mắt nhìn kỹ một hồi, và thật không thể ngờ! rõ rõ ràng ràng là một khối đá hình cây hoa mai, nó tựa như sinh trưởng bình thường trong khối đá. lão Thạch Tượng thò tay sờ lên tảng đá, nó bằng phẳng, phát quang, khối đá này tựa như nàng dâu đang thêu thùa trên mảnh lụa trắng, chẳng qua là nàng ấy mới sao chép hình dáng cây hoa chứ chưa động tay thêu thùa. lão Thạch Tượng càng ngắm càng yêu thích, càng ngắm lão càng không thể rời xa, cuối cùng là lão Thạch Tượng dùng sức lực toàn thân, để đào khối đá kia lên, rồi bước từng bước loạng choạng để cõng khối đá trên lưng về nhà.

lão Thạch Tượng ngắm nghía khối đá trong 3 tháng, và đánh bóng nó trong 3 tháng, rồi mới động tay điêu khắc lên khối đá. Tảng đá kia quả thực là vô cùng cứng chắc, lão Thạch Tượng đã làm nghề đánh bóng mất cả đời người, cũng chưa hề gặp qua tảng đá nào “ ngoan cố” như thế. Mỗi nhát đục chỉ bắn lên một chút bụi đá, mỗi nhát búa đập xuống lại chép lên mấy tia lửa. Nhưng mà lão Thạch Tượng vẫn không nản chí, không nhụt chí, lão chỉ để tâm tới mỗi nhát búa, từng nhát đục. Chùy đập xuống, búa vang lên, 10 ngày mới khắc được một cánh hoa, trăm ngày mới khắc xong một đóa hoa, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, lão Thạch Tượng khắc nó không ngừng nghỉ ngày nào, vất vả một nắng hai sương mà khắc, cuối cùng, gốc  cây hoa mai cũng đã khắc xong trên tảng đá rồi.

Hoa mai ngạo nghễ đón tuyết sương, nghênh đón gió xuân đến, hướng tới ánh bình minh, khối bạch ngọc tựa như đất nứt ra một thân cây. Tâm huyết của lão Thạch Tượng đã hóa thành những đóa hoa mai, tâm hồn lão cũng diệc tùy chi nhi khứ ( cũng theo đó mà đi).

Sau khi trải qua rất nhiều năm, cây hoa mai kia đã có Linh tính, nó trở nên hội khai hội tạ, hơn nữa nó không giống như bình thường. Hàng năm vào  mùa xuân, trên cây hoa mai khác mới nở nụ đơm hoa, trên tấm bia đá hoa mai cũng đã nhiều đóa nở rộ; mùa hè, khác với những cây cứng cáp vừa xanh tươi trở lại, trên tấm bia đá cây hoa mai sớm đã xanh um tùm; trời thu, những cây mai khác rơi không còn một mảnh lá, trên tấm bia đá cây hoa mai mới bắt đầu rụng lá ; mùa đông, gió bắc rét thấu xương, những cây hoa mai khác bị gió lay ngã trái ngã phải, chỉ có cây hoa mai trên tấm bia đá vẫn đứng vững chãi như đá tảng.

       Cái này khối tấm bia đá này còn có thể tự động dự báo thời tiết: Thời tiết trong xanh thì tấm bia đá sáng loáng, lấp lánh ánh quang, trời âm u thì tấm bia đá có sương mù bao phủ, ẩm ướt. Khi trời giáng mưa thì tấm bia đá âm thầm ướt sũng. Khi trời có tuyết rơi, trên tấm bia đá lạnh đóng băng, trắng bóng. Người ta có thể thông qua khối đá này mà có thể dự đoán được thời tiết, 4 mùa, trời trong mưa dầm, tuyết giáng v.v. Từ khi có tấm bia đá này, người nông dân cày cấy không sai thời vụ, người ban đêm xuất hành được chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phòng họa nên chưa từng gặp qua tai họa. Vì vậy tấm bia đá đã trở thành người tham mưu cho từ bách tính cho tới quan phủ, quan viên cùng bách tính đều coi nó là bảo bối.

Về sau, tảng đá kỳ diệu đã bị bọn du côn vô lại để ý tới. Trong một đêm tối đen mù mịt, kẻ vô nại dẫn theo đám du côn, đem tấm bia đá vận chuyển vào trong sào huyệt của chúng ở trong núi, và rồi chúng xếp lên một bức tường vây vòng quanh tấm bia đá, và chúng công bố, không có sự đồng ý của “hỗn thế ma vương” thì không thể vào đó.

Nói ra kể cũng lạ, sau khi khối bia đá ừ khi bị bọn cướp đưa lên núi, không để quan viên cùng dân chúng tham quan, chưa đến 2 ngày, cây hoa mai trên bia đá bắt đầu héo tàn. Về sau tấm bia đá biến thành một tảng đá kỳ lạ, bất kể trời trong xanh, âm u hay mưa dầm, gió tuyết, trên mặt tấm bia đá vẫn cứ âm u, ẩm thấp. Về sau trên mặt tấm bia đá phủ đầy rêu xanh, không một tia sáng  nào có thể chiếu rọi, tựa như một vật cực kỳ xấu xí.

Kẻ vô nại cầm đầu đám du côn nhanh chóng vây quanh tấm bia đá, sau đó một trong những tay chân nanh vuốt của kẻ vô nại đề nghị dựng một mồi lửa ở dưới chân bia đá để nung bia đá, hắn cho rằng nung khô hơi ẩm thì sẽ tốt hơn. Kẻ cầm đầu vô nại khi làm việc tà ác xấu xa thì hắn yêu ma, gian trá vô cùng, nhưng khi làm việc chân chính thì hắn lại ngu ngốc vô cùng, hắn liền gọi người đi sắm sửa than, củi nhằm thiêu đốt vùng lân cận tấm bia đá.

Nào ngờ, tấm bia đá này có linh tính, và việc vận chuyển nó lên núi và vây nó lại ngay từ ban đầu đã là việc làm xúc phạm đến linh tính “vô tư” của khối bia đá đó, lúc này khi thấy thế khối đá càng muốn mau chóng giải thoát và thanh trừ lũ yêu nghiệt. Và rồi chỉ nhìn thấy khi ngọn lửa kia vừa liếm tới tấm bia đá, bỗng chốc nghe thấy 1 tiếng nổ mạnh ầm vang, tấm bia đá nứt toác ra tựa như trời long đất lở, kẻ cầm đầu vô nại cùng đám du côn và sào huyệt của chúng trong tích tắc tựa như bị nổ tung không còn dấu vết, trên núi bị đốt cháy trơ trọi, chỉ còn lại một cột cờ trong đám lửa tàn dư.

Sau đó linh tính “vô tư” của tấm bia đá bay thẳng lên trời xanh.

Tấm bia đá kỳ diệu đó ở nhân gian chính là đã bị biến mất như vậy. Thời nay tại lân cận phía đông của thành phố Hàng Châu vẫn còn lưu lại vỏn vẹn 2 địa danh, một địa danh tên là “ bia Hoa Mai”, và địa danh thứ hai tên là “ Tiêu Kỳ Can” ( cột cờ bị cháy).

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/33131

Đăng ngày:04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Truyền thuyết dân gian

Bài liên quan