Loạt truyền thuyết dân gian: đạo lý vung tiền của Lưu Bá Ôn


Ngọc Minh 9 phút đọc

Lưu Bá Ôn, hay còn gọi là Lưu Cơ người Thanh Điền, Chiết Giang, ông là quân sư khai quốc triều Minh. Đối với việc Lưu Bá Ôn trợ giúp Chu Nguyên Chương bình định thiên hạ thành lập triều Minh sau cùng là đến đại tiên tri 《 thiêu bính ca 》, độc giả đã rất quen thuộc rồi, tôi sẽ không đề cập nữa.

Tác giả: Vũ Quang

[Chanhkien.org ngày 27 tháng 6 năm 2005]

Lưu Bá Ôn, hay còn gọi là Lưu Cơ người Thanh Điền, Chiết Giang, ông là quân sư khai quốc triều Minh. Đối với việc Lưu Bá Ôn trợ giúp Chu Nguyên Chương bình định thiên hạ thành lập triều Minh sau cùng là đến đại tiên tri 《 thiêu bính ca 》, độc giả đã rất quen thuộc rồi, tôi sẽ không đề cập nữa.

Tại đây tôi xin giới thiệu với mọi người một truyền thuyết dân gian mà hiếm ai từng biết – đó là đạo lý vung tiền của Lưu Bá Ôn

Bởi vì Lưu Bá Ôn công cao cái thế, Chu Nguyên Chương thường xuyên ban cho ông bổng lộc, núi rừng và ruộng vườn. Lưu Bá Ôn không giống người bình thường thường hay đem tài sản đó lưu giữ lại cho con cháu đời sau. Mỗi lần được ban thưởng ông thường dùng những phương thức khác nhau để đi vung tán tiền tài.

Từ xưa đến nay mọi người là ở trong xã hội khác nhau dùng cách tích tụ tiền tài và vơ vét của cải khác nhau, nhưng Lưu Bá Ôn hết lần này tới lần khác lại dùng phương pháp trái ngược lại.

Có một huyện vùng núi phía đông tỉnh Triết Giang, người miền núi từ sau triều Minh bắt đầu lưu truyền một bài thơ ám ngữ của Lưu Bá Ôn mà nhà nhà đều biết, ông dùng phương thức câu chuyện đó để khiến người hữu duyên gìn giữ tiền tài. Bài thơ này được khắc vào vách đá trên khe núi: 

Thượng ngũ lý, hạ ngũ lý, nhược yếu kim ngân trúc kiều lý.

Tạm dịch: trên năm dặm, dưới năm dặm, nếu muốn vàng bạc trong cầu tre.

Tại nơi bên cạnh vách đá này có một cây cầu tre, bắc qua suối nước, cách đều thượng du và hạ du năm dặm có một thôn trang, bên chân núi phía đối diện với cây cầu có một ngôi chùa nhỏ, mọi người quanh năm thường đến đây thắp hương lễ Phật.

Nhưng từ sau khi bài thơ của Lưu Bá Ôn được lưu truyền trong dân gian, cây cầu tre này trở thành nơi những kẻ tham tiền tài trộm bảo bối có những mơ tưởng hão huyền, cây cầu tre nhỏ này bị phá đi xây lại, khi xây xong lại phá đi, trải qua không ít lần mưa gió, vô số trắc trở, lại khiến cho vô số người lúc vui vẻ bước đến, khi buồn bã thì quay về.

Kỳ thực, những người ở ngoài ham muốn về tiền tài đều là người đại đức đại trí đại huệ, huống hồ mọi người đều biết, Lưu Bá Ôn là người có thể đoán trước tương lai, ông tuyệt đối sẽ không lại để cho tiền tài của mình lọt vào tay những kẻ tiểu nhân kia, bởi vậy những kẻ vì cao hứng mà đến cuối cùng đều buồn bã quay về cũng là sự việc rất tự nhiên.

Có một ngày vào năm nào đó, có một tú tài nghèo rớt mồng tơi nhưng chan chứa ý chí báo quốc, trên đường vào kinh đi thi anh đã ghé qua nơi này. Do bị đói khát trên đường đi, anh không có đồ ăn lót bụng, nên anh đã dùng nước suối rửa mặt và uống cho đỡ khát. Ngay khi ngẩng đầu lên, đột nhiên anh nhìn thấy bài thơ trên vách đá này, trong tâm cảm thấy tò mò, giống như có sở ngộ, ngó nhìn xung quanh, anh thấy dưới chân núi có một ngôi chùa nhỏ, đột nhiên anh đại ngộ, hiểu ra đáp án trong bài thơ này.

Anh lập tức bước nhanh vào trong chùa, sau khi đi đến đại điện và thắp hương bái Phật, anh bái kiến vị chủ trì trong miếu, và nói cho ông đáp án bài thơ của Lưu Bá Ôn ở trong ngôi miếu này, tất cả mọi người sửng sốt đến ngây người, anh nói rõ ra một câu: “ trúc đồng âm với đèn cầy, quốc sư đem đáp án dấu ở trong bài thơ”.

Chủ trì xem xét kết nối hai cái nến chúc kiều cổ xưa, chúc kiều vô cùng cũ kỹ, trải qua hàng trăm năm bị lửa cháy thiêu rụi, đã không còn ai biết được bộ mặt thật ban đầu của nó, các hòa thượng lau chùi gần hai giờ, bức phướn hiển lộ ra bức chân dung lấp lánh kim quang, sự khổ tâm an bài của Lưu Bá Ôn, cuối cùng khiến cho bảo vật có chủ rồi.

đèn cầy cầu trầm trọng vô cùng, đã trải qua mấy trăm năm khói lửa huân lửa cháy, đã không người biết kia tướng mạo sẵn có, hiện trải qua các hòa thượng thân cận hai canh giờ chà lau, phương hướng hiện ra kim quang lóng lánh hình dáng. Lưu Bá Ôn khổ tâm an bài, cuối cùng lại để cho bảo vật đã có chủ nhân.

Sau lần tới đây tú tài thi đậu công danh, làm quan thanh liêm, chủ trì công nghĩa, lúc tuổi già anh cũng học theo Lưu Bá Ôn chuyên đi giúp người, tại quê hương của anh, anh cho lập ra núi trạng nguyên, ở vùng núi đó nếu như có người nghèo nào thi đỗ trạng nguyên liền đến núi này để nhận phần thưởng.

Nhìn trong nước Trung Quốc ngày nay, một vùng ô yên chướng khí, quan chức trong triều kéo bầy tham nhũng, chúng vô cùng hung ác không từ một thủ đoạn mà vơ vét tiền tài lưu cấp lại cho con cháu đời sau ở khắp mọi nơi. Cần biết, có ai giàu ba họ, muốn có tiền cũng cần phải có đức để đổi lấy tiền, muốn có nước thì cũng phải có sức mạnh gánh vác nước, lưu cấp lại cho con cháu đời sau điều tốt nhất chính là đạo đức và trí huệ, đó mới thực sự là nguồn suối chảy bất tận của sinh mệnh. Giữ tiền phải biết quy luật giữ tiền, tiêu tiền cũng phải hiểu đạo lý tiêu tiền, Lưu Bá Ông vừa là nhà tiên tri, ông còn là người biết đạo lý vung tiền tài.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/32882

Đăng ngày:04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Truyền thuyết dân gian

Bài liên quan