Loạt truyền thuyết dân gian: Câu chuyện người con có hiếu và con cá


Ngọc Minh 7 phút đọc

Hầu như tất cả người Trung Quốc đã đến Bắc Mỹ đều biết rằng có một loại cá mà người Trung Quốc thích nếm thử trong các nhà hàng được mở bởi người Trung Quốc ở khắp mọi nơi, được gọi là Long Lỵ.

Tác giả: Vũ Quang

[Chanhkien.org ngày 3 tháng 7 năm 2005]

Hầu như tất cả người Trung Quốc đã đến Bắc Mỹ đều biết rằng có một loại cá mà người Trung Quốc thích nếm thử trong các nhà hàng được mở bởi người Trung Quốc ở khắp mọi nơi, được gọi là Long Lỵ. Cá này tươi và mềm. Cá có thịt ở một bên và ở bên kia không có thịt. Cá có màu khác nhau ở hai bên thân. Khu vực không có thịt có màu trắng nhạt và khu vực có thịt có màu nâu sẫm. Tại sao con cá này khác với những con cá khác? Ý nghĩa ẩn chứa trong câu chuyện này đủ để cảm động trời xanh.

Thời xa xưa đã lâu lắm rồi vào trước thời cổ đại, có một chàng trai trẻ sống với người mẹ mù của mình. Người mẹ già quanh năm bị bệnh liệt giường. Vào mùa đông khắc nghiệt năm đó, tuyết rơi dày và tung bay tán loạn, người mẹ liên tục không ăn trong nhiều ngày. Người con trai rất lo lắng và hỏi người mẹ muốn ăn gì. Người mẹ biết rằng gia đình vô cùng nghèo khó, nhà chỉ có bốn bức tường và bà đã nằm liệt giường trong nhiều năm, bà không thể làm tăng thêm gánh nặng cho người con. Lần này bà đưa ra quyết định rằng mình sẽ không ăn uống để chờ chết. Nhưng người con trai vô cùng lo lắng, chàng ước gì  đến mẹ có thể ăn một chút, dù chỉ ;à một ít nước cơm, để mong người mẹ sớm được cứu mạng. Người mẹ biết rõ trước mặt bà là một dòng sông băng, con trai bà dù làm cách nào cũng không thể bắt được cá tới cho bà ăn, vì thế bà đã nghĩ thoáng qua một cái, vì muốn để cho con trai yên tâm ở trong nhà, bà liền nói với con trai rằng mình muốn ăn cá.

Nhưng nào ngờ người con là một người chí hiếu, chàng liền cho rằng mẹ mình thật sự muốn ăn cá, vì thế chàng đã vô cùng mừng rỡ: lần này mẹ mình được cứu rồi! Nhưng khi ngước mắt nhìn ra ngoài cửa, tuyết phủ trắng xóa, gió bắc cuộn bay, gào thét suốt ngày, làng quả thực lo lắng không biết đến nơi đâu để tìm bắt cá đây? Nhưng chàng vẫn mong mẹ mình hãy đợi, chàng liều mình lao ra ngoài cửa, và đi đến bên bờ sông. Trước mắt chàng là một dòng sông phủ đầy băng tuyết, dường như toàn bộ mặt sông được phủ bởi lớp băng dày ba thước, chàng mới đầu thật sự không biết cách phải làm thế nào, ở đâu có cá đây?

Nhưng vì nóng lòng muốn cứu mẹ, chàng đã khẩn thiết cầu xin trời xanh và thần sông, mong các vị thần đó có thể cứu giúp mẹ chàng. Rồi sau đó, chàng lập tức cởi phanh áo, và áp ngực của mình xuống dòng sông để mong nhiệt độ của cơ thể mình có thể làm tan chảy sông băng. Kể tới cũng lạ, ngay sau khi chàng thành tâm thành ý cầu xin, lòng thành của chàng đã cảm động tới thần linh, băng tuyết đã rất nhanh tan chảy ra một khối, đột nhiên một con cá tươi rói nhảy ra từ trong nước lên trên mặt băng, chàng thanh niên vô cùng mừng rỡ cảm tạ trời xanh, cảm tạ con cá. Chàng đời này chưa từng sát sinh, lúc này chàng ôm con cá tươi và nói với nó: tôi vốn không muốn làm tổn thương đến tính mạng của bạn, chẳng qua là hiện giờ tôi nóng lòng muốn cứu mẹ, thật là oan uổng cho bạn rồi, thế là anh chỉ lấy đi một miếng thịt ở một bên sườn của cá và không làm tổn thương đến nội tạng của con cá, sau đó anh lại đem con cá bị mất một miếng thịt này thả vào trong nước. Loại cá này về sau được gọi là “hiếu úy” ( cá hiếu thảo), bây giờ người Hoa ở nước ngoài gọi là cá Long Lỵ.

Tối hôm đó, người con dùng miếng thịt cá này làm thành món canh cá thơm ngon, chàng bưng bát canh đến trước mặt người mẹ đang hấp hối và tự tay đút canh cho mẫu thân ăn. Kể tới cũng lạ, từ khi người mẹ được ăn canh cá, cơ thể bà ngày càng tươi tỉnh, khỏe khoắn trở lại, mắt bà cũng dần sáng trở lại.

Đây quả là những suy nghĩ và những việc làm tốt thuần tịnh có thể làm cảm động trời xanh. Những báo đáp đó thời nay lại bị con người gọi là những hiện tượng siêu nhiên tối tăm, loại siêu nhiên này làm cho con người sống lành mạnh, tâm linh con người thuần khiết, và nuôi dưỡng niềm hy vọng được thăng hoa, làm cho xã hội thêm phát triển mạnh mẽ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/32951

Đăng ngày:04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Truyền thuyết dân gian

Bài liên quan