Loạt truyền thuyết dân gian: Thôn Hà Diệp


Ngọc Minh 7 phút đọc

Thôn Hà Diệp là một cái thôn trang nhỏ vô cùng cổ xưa, thôn có chưa đầy 20 hộ, người dân trong thôn vô cùng thuần phác cổ xưa, cần cù, thật thà, thiện lương.

Tác giả: Vũ Quang

[Chanhkien.org ngày 14 tháng 6 năm 2005]

Thôn Hà Diệp là một cái thôn trang nhỏ vô cùng cổ xưa, thôn có chưa đầy 20 hộ, người dân trong thôn vô cùng thuần phác cổ xưa, cần cù, thật thà, thiện lương. Địa hình của thôn vô cùng kỳ lạ, bên ngoài thôn là ba con suối bao quanh, trong thôn chỉ có ba con đường. Từ điểm trung tâm có ba hướng khác nhau mở rộng kéo dài ra, tựa như các đường kinh mạch của chiếc lá sen. Thôn trang này tựa như 1 chiếc lá sen đang trôi nổi trên mặt nước, thôn có tên cổ gọi là Hà Diệp thôn.

 Người dân trong thôn nếu như đi lên núi đốn củi chặt cây, đi chợ hoặc đi thăm bạn bè, thì đều ắt phải đi qua một trong ba  cây cầu mới có thể đi ra ngoài. Diện tích của thôn rất nhỏ, trong thôn có duy nhất một vùng đất trống lớn là cái sân của từ đường tổ tông dòng tộc, và đó cũng là nơi người dân trong thôn phơi hạt lúa. Hết thảy ma chay cưới hỏi trong thôn này, sự việc của bà con hàng xóm đều do trưởng tộc đến xử lý. Trước khi trưởng tộc xử lý sự việc thì sẽ thông báo cho toàn dân trong thôn để trưng cầu ý kiến riêng của mỗi người. Tộc trưởng khi xử lý vấn đề thông thường xuất hiện dưới phong thái khí phách của một vị trưởng giả, ông mến mộ từng người trong dòng tộc, xử lý sự việc công bằng hợp lý, bảo vệ lợi ích chung cho mọi người.

Từng đời từng đời tộc trưởng như thế này đã chế định ra mấy trăm năm. Sự kết thúc của thể chế tộc trưởng là sau khi ĐCS TQ đến. Theo lời người già kể lại, vị tộc trưởng cuối cùng nhất thời đó đã ngoài 80 tuổi, ông có mái tóc trắng phơ, chòm râu hoa râm, phất phơ trước ngực, cả ngày ông mặc một bộ y phục màu trắng đi tới đi lui trong thôn, để làm những sự tình mà không có thể giải quyết, khi đi mệt rồi ông thường ngồi trên trụ cầu trên dòng suối, có khi ông ngước nhìn thung lũng xa xôi, có thời ông cúi nhìn cá bơi trong nước. Cách đó không xa là một đàn ngỗng nhà màu trắng. Chúng không ngừng dang rộng đôi cánh khổng lồ thi nhau vẫy vẫy nước, đuổi nhau đùa giỡn tung tăng. Lão công công ( vị trưởng tộc) một khi ngồi là ngồi đó nửa ngày, toàn bộ thân người chìm đắm trong hoàn cảnh tự nhiên như thế, nếu không phải là người dân trong thôn đi qua chào ông một tiếng : “ công công mạnh khỏe”, thì ông sẽ thật sự quên mất cảm giác mình đang ở đâu.

Đến buổi tối thông thường ông đều chủ yếu ngồi đả tọa. Tại rừng trúc bên cạnh dòng suối, có một tảng đá vô cùng lớn. Tảng đá này là nơi ban ngày các phụ nữ trong thôn thường dùng làm cái đảo để tới bên dòng suối giặt quần áo. Còn buổi tối nó trở thành nơi ông ngồi đả tọa. Bên cạnh tảng đá có một cây hoa quế cực lớn. Cây hoa quế này mỗi tháng đều nở hoa nên còn gọi là nguyệt quế. Đến buổi tối hương quế ngào ngạt lan khắp không khí, ngập tràn trong một vùng không gian rộng lớn. Công công vài chục năm ngày nào cũng như ngày nào, tâm ông tĩnh như nước, vắng lặng không gợn sóng, ông vừa là nhập thế vừa là xuất thế. Thế là có một ngày, ông cảm thấy tâm mình cùng không gian vũ trụ rộng lớn hòa hợp lại thành một, ông biết mình nên ra đi. Vì vậy ông đã thông báo cho con cháu của mình, vào giữa trưa một ngày nào đó sẽ có kiệu trời đến rước ông đi. Thế là con cháu của ông giặt rũ sạch sẽ mới mẻ bộ y phục màu trắng cho ông, họ lại để cho ông ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế mây. Ông nói với mọi người không ai được khóc, chuẩn bị mấy chén trà là được rồi. Đến trước canh giờ, từng đợt từng đợt hương thơm ngào ngạt bay tới, tràn khắp cả căn phòng, ông lão vui vẻ ngửi mùi hương, lập tức nói với mọi người thời gian ông ra đi đã đến, sau đó mặt ông mỉm cười, hai mắt nhắm khẽ, thân thể bay lên mà đi.

Mọi người thấy cảnh tượng này, xúc động hồi lâu. Ví dụ thực tế về việc lão công công thanh tu đắc đạo thành tiên khiến cho bọn họ không thể không tin, và càng làm cho biến hóa của đời người bắt đầu có thêm ý nghĩa.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/32733

Đăng ngày:04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Truyền thuyết dân gian

Bài liên quan